THỜI ÐẠI số 1, tháng 12  năm 1997

Mục lục

 

Thời Ðại,

Lời Phi Lộ.

1

Trương Ðình Hoè,

Văn hệ Kim Vân Kiều truyện..

3

Nguyễn Huệ Chi,

Ðọc Việt Nam Phật Giáo sử luận.

 28

Vĩnh Sính,

Về mối liên hệ giữa Phan Bôi Châu và Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc 1924-1925. Giới thiệu tài liệu mới phát hiện.

37

Bùi Mộng Hùng,

Hệ y tế Việt Nam trước thử thách của thực tại: liên tục và gián đoạn.

  50

Vũ Quang Việt, Ðặng Thọ Xương, Nguyễn Văn Chỉnh và Nguyễn Sinh Cúc

Kinh tế nông thôn Việt Nam sau đổi mới và viễn tượng tương lai.

  85

Lê Văn Cường

Một vài vấn đề kinh tế trong thời kỳ chuyển đổi.

117

Trần Văn Khê

Nét nhạc dân tộc trong những sáng tác của Lưu Hữu Phước.

128

Bùi Trọng Liễu,

Làng xưa.

155

Tóm tắt các bài bằng tiếng Pháp hay tiếng Anh

 

178

   

THỜI ÐẠI số 2, tháng 6  năm 1998

Mục lục

 

KINH TẾ CHÂU Á VÀ VIỆT NAM:

 

 

Trần Quốc Hùng,

Châu Á sau khủng hoảng.

1

Trần Thị Anh Ðào

Chính sách mậu dịch và công cuộc công nghiệp hoá của các nước công nghiệp hoá mới châu Á đợt hai: tổng hợp những vấn đề và mối liên hệ với Việt Nam.

  33

Lê Văn Cường, Trần Thành Trai
và Nguyễn Kim Khôi

Một mô hình vĩ mô để mô phỏng kinh tế Việt Nam.

56

Ðặng Phong Lê Văn Cường

Chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam: nguồn gốc và lộ trình.

76

LỊCH SỬ VÀ VĂN HOÁ

 

 

Phan Huy Lê

Phan Thanh Giản (1796-1867): con người, sự nghiệp và bi kịch cuối đời.

  88

Trịnh Văn Thảo

Trai nước Nam làm gì ? Nhân đọc Hồi ký Thanh Nghị của Vũ Ðình Hoè.

  105

Nguyễn Tùng

Mấy nhận xét về bếp núc vùng ở Việt Nam.

115

BÌNH LUẬN  VÀ TRAO ÐỔI

 

 

Lê Thành Khôi

Hoàng Xuân Hãn và công trình nghiên cứu Truyện Kiều.

153

Bùi Trọng Liễu

Vài câu hỏi về vấn đề "kỳ thị".             

157

Lê Văn Cường,

Vài suy nghĩ về "cái gien ưu tú của dòng dõi Lạc Hồng".

166

Tóm tắt các bài bằng tiếng Pháp hay tiếng Anh

 

170

 

THỜI ÐẠI số 3, tháng 3  năm 1999

Mục lục

 

Cao Huy Thuần

Trung Quốc: một dấu hỏi.

1

Ðào Văn Thuỵ

Lập trường của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và luật quốc tế.

  25

Phan Ðình Diệu

Tri thức là gì ?

46

Bùi Trọng Liễu

Suy nghĩ tản mạn chung quanh vấn đề "đào tạo qua nghiên cứu".

 61

Phạm Như Cương

Một số bài học rút ra từ chủ trương hợp tác hoá nông nghiệp ở nước ta trong thời gian qua.

 

76

Hà Văn Tấn

Quả chuông thời Ngô với một số vấn đề lịch sử và đạo giáo.

100

Phan Huy Lê

Hội An: lịch sử và hiện trạng.

114

Hồ sơ:  NGUYỄN HUY TỰ  và TRUYỆN HOA TIÊN

 

 

Ðặng Thanh Lê,

Tiếp cận Hoa Tiên như một hiện tượng mở đầu bước chuyển hướng loại hình văn học trung đại.

129

Vũ Ðức Phúc

Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Du, Nguyễn Thiện và truyện Hoa Tiên.

  140

Nguyễn Phạm Hùng,

Xung đột nghệ thuật và tư tưởng thẩm mỹ của Hoa Tiên.

160

Tóm tắt các bài bằng tiếng Pháp hay tiếng Anh

 

169

   

THỜI ÐẠI số 4, tháng 2  năm 2000   

Mục lục

 

Bùi Mộng Hùng

Thử tìm lại vài nét văn hoá thời Trần.

1

Nguyễn Huệ Chi

Hiện trạng hội nhập văn hoá dưới thời Lý-Trần nhìn từ một trung tâm Phật giáo tiêu biểu: Quỳnh Lâm.

  36

Vũ Quang Việt

Khu vực Thái Bình Dương đầy biến động trongthế kỷ 21: cạnh tranh, hợp tác hay đối đầu?

56

Ðào Thế Tuấn   

Kinh tế hộ nông dân và thể chế tập thể ở Việt Nam.

102

Trần Ngọc Angie

Phân công lao động thế giới: nữ công nhân và dây chuyền may gia côngViệt Nam .

 119

Hà Dương Minh

Có cần điều tiết nhiễu loạn khí hậu hay không?

144

Bùi Trọng Liễu

Nhân đọc hai lời bình về việc học của người xưa.

162

BÌNH LUẬN, TRAO ÐỔI, ÐIỂM SÁCH

 

 

Nguyễn Thành

80 năm sau nhìn lại "Yêu sách của nhân dân An Nam"

176

Lê Thành Khôi

"Enfance: Etat des lieux. Vietnam au coeur de la francophonie", của Charlyne Vasseur Fauconnet        

  184

Tóm tắt các bài bằng tiếng Pháp hay tiếng Anh

 

  18

 

TÓM TẮT

Bùi Mộng Hùng, Thử tìm lại vài nét văn hoá thời Trần (La culture sous les Trần revisitée),thỜi ÐẠi n° 4, 2000, pp 1-35.

La vie culturelle du Vietnam sous les Trần se dénote par une intégration harmonieuse des apports bouddhistes, taoïstes et confucéens qui enrichissent le sunstrat "indigène". L'originalité de cette intégration est qu'elle se réalise au niveau des individualités, qu'il s'agisse de fondateurs d'écoles zen ou de grands lettrés tel Chu Văn An, voire Trương Hán Siêu censé être "confucianiste anti-bouddhiste". Cette "intégration personnelle" qui insuffle à la vie culturelle un air de liberté sans pareil rend aussi fragile l'équilibre idéologique bientôt rompu par les contradictions qui traversent la société vietnamienne du XIVe siècle.

Ce texte destiné à la revue Thời Ðại a été rédigé en janvier 1999, quelques mois avant la disparition de son auteur. Bùi Mộng Hùng (1932-1999) était directeur de recherche à l'INSERM. 

Nguyễn Huệ Chi, Hiện trạng hội nhập văn hoá dưới thời Lý-Trần nhìn từ một trung tâm Phật giáo tiêu biểu: Quỳnh Lâm, (Un phénomène d’harmonisation culturelle sous les Lý-Trần vu à travers un centre bouddhique: Quỳnh Lâm), thỜi ÐẠi n° 4, 2000, pp 36-55.

Khảo sát hiện tượng "hội nhập văn hóa" tại một trung tâm Phật giáo có vị trí quan trọng vào hàng nhất nhì ở thời Lý-Trần như chùa Quỳnh Lâm không chỉ giúp ta một cứ liệu để hiểu biết thêm bản sắc Phật giáo Việt Nam vào giai đoạn thịnh trị của nó mà còn rộng hơn, qua đấy hiểu được cái khí hậu tư tưởng của thời đại, tức là những điều kiện cốt yếu tạo nên các phương thức giao lưu, chung sống giữa nhiều dòng văn hóa khác biệt trong đời sống xã hội Việt Nam ở giai đoạn lịch sử rực rỡ này. Về mặt khái niệm, cũng cần nói rõ, cái gọi là "hội nhập văn hóa" ở đây tức là hội nhập giữa những thành tố Phật, Ðạo và Nho - vốn là ba hệ tư tưởng không cùng nguồn gốc và có sự đối nghịch với nhau, nhưng được du nhập vào đời sống tinh thần của người Việt từ sớm, và với thời gian, đã mặc nhiên trở thành các hệ giá trị văn hóa dân tộc, nhất là Phật giáo và Ðạo giáo, mặc dù cho đến thế kỷ thứ X, chính quyền đô hộ Trung Quốc vẫn ngấm ngầm hoặc công khai lấy Nho giáo làm chỗ dựa. Tất nhiên, đặt trong bối cảnh của một trung tâm Phật giáo thì văn hóa Phật giáo phải đóng vai trò chủ thể trong sự "hội nhập" ấy. Nhưng xét bản chất giáo lý cũng như cách thức truyền bá giáo lý, Phật giáo không lấy sự kỳ thị và cưỡng chế làm cứu cánh mà lấy hòa đồng làm cứu cánh, do đó cũng có thể nói mối quan hệ cộng hưởng giữa Phật giáo, Ðạo giáo và Nho giáo trong phạm vi nhà chùa thời Lý-Trần đã diễn ra một cách hồn nhiên, tự nó, do khả năng thu hút, hoán cải, hoặc ảnh hưởng lẫn nhau, thâm nhập vào nhau đến một chừng mực nào đấy mà có chứ không bị lợi ích thực tiễn của một thế lực nào chi phối, làm cho méo mó.

 L'étude de l'intégration des cultures à travers un centre bouddhique de première importance du temps des dynasties Lý-Trần telle que la pagode Quỳnh Lâm ne permet pas seullement de mieux comprendre ce qu'était le bouddhisme vietnamien dans sa période la plus prospère ; elle permet encore de saisir le climat idéologique de cette période, notamment les conditions qui sont à l'origine des modes de communication et de coexistence entre différents courants culturels de la société vietnamienne. Par intégration des cultures, on désigne ici l'intégration des éléments constituants du bouddhisme, du taoïsme et du confucianisme – trois idéologies qui ont des origines différentes et des oppositions entre elles, mais que l'implantation a transformées en systèmes de valeurs culturelles d'une nation ; ceci est d'autant plus vrai pour le bouddhisme et le taoïsme que, jusqu'au Xe siècle, le régime chinois a cherché à asseoir sa domination au Vietnam en s'appuyant sur le confucianisme. Certes, étudier cette intégration culturelle dans le cadre d'un centre bouddhique, c'est accorder au bouddhisme un rôle de sujet. Ceci étant, c'est bien par sa doctrine et son mode de diffusion que le bouddhisme est refus de la discrimination et de la contrainte, recherche de la concorde. Aussi, la synergie entre bouddhisme, taoïsme et confucianisme dans une pagode du temps des Lý-Trần apparaît-elle comme naturelle et spontanée, résultat de leurs aptitudes à recevoir et transformer, à s'influencer et s'interpénétrer – et non pas d'une visée politique utilitaire qui les dénaturerait.

 Vũ Quang Việt, Khu vực Thái Bình Dương đầy biến động trong thế kỷ 21: cạnh tranh, hợp tác hay đối đầu?, (The Asia-Pacific region in the 21st century: competetion, cooperation or confrontation ?), thỜi ÐẠi n° 4, 2000, pp 56-101.          

Bài viết đánh giá vai trò và mối quan hệ hiện nay và tương lai của các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đặc biệt dưới khía cạnh kinh tế. Trong hiện nay, có thể thấy sự liên hệ về thương mại ngày càng phát triển giữa Mỹ, Nhật, Trung Quốc và các nước ASEAN ; về chính sách gắn chặt hai nền kinh tế Nhật-Trung của Nhật ; về sự gắn bó truyền thống và chặt chẽ giữa Mỹ, Nam Mỹ và Tây Âu, đặc biệt là về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và cuối cùng là sự lệ thuộc của Trung Quốc vào thị trường Mỹ và Tây Âu, chứ không phải ngược lại. Nhìn về tương lai, bài viết đánh giá Trung Quốc có khả năng, nhưng không phải tất nhiên, trở thành cường quốc kinh tế chỉ sau Mỹ vào năm 2020 và có thể vượt Mỹ vào năm 2050 về GDP. Ðối phó với một nước đang lên cả về kinh tế lẫn quân sự và lại theo đưổi chính sách đòi hỏi chủ quyền trên toàn biển Ðông đang trở thành mối lo ngại cho Việt Nam và các nước trong vùng. Nhưng cũng không thể không thấy giới hạn của họ là họ phải dựa vào thị trường và công nghệ từ Âu Mỹ để phát triển. Chính sách cần có của Việt Nam là làm bạn với Trung Quốc và tất cả mọi nước, quốc tế hoá cuộc tranh chấp biển Ðông, không coi đó chỉ là vấn đề riêng giữa Trung Quốc và Việt Nam, dựa vào Luật Biển quốc tế và chứng liệu lịch sử nhằm phổ biến quan điểm của mình trên trường quốc tế.

The paper evaluates economically the roles of and relations among the nations in the Asia-Pacific region at present and in the future. At present, it is possible to observe the following characteristics: the ever-increasing trade relations among the USA, Japan, China and ASEAN countries; the Japanese policy of close-knit economic relation between itself and China; the traditional and close relation among the USA, Latin America and Western Europe reflected in their foreign direct investment in each other's territory and; finally the dependence of China on the market of the USA and Western Europe, not vice versa. The paper shows that in the future it is very likely, though not certain, that China will become an economic powerhouse, second only to the USA by the year 2020 and might surpass the USA by the year 2050 in GDP. Confronting a rising economic and military power, which is pursuing the claim of authority on the entire Eastern Sea (i.e. South China Sea) is of course the main concern of Vietnam and other countries in the region. But it is important not to neglect the fact that China has to depend on the USA and Western European technology and market for its development.  The appropriate policy of Vietnam is to be friendly with China and all other countries, internationalize the dispute in the Eastern Sea, avoid restricting it as between Vietnam and China, rely on the Law of the Sea and historical evidences to publicize Vietnam's position.

 Ðào Thế Tuấn, Kinh tế hộ nông dân và thể chế tập thể ở Việt Nam, (The peasant economy and collective institutions in Vietnam thỜi ÐẠi n° 4, 2000, pp 102-118.           

Lịch sử của sự phát triển nông thôn là lịch sử của nền kinh tế hộ nông dân và các thể chế tập thể. Xã hội Việt Nam có một nhà nước tập trung và các cộng đồng làng xã với một mức độ tự trị nhất định. Sự "không công bằng" xã hội được bổ sung bằng sự tương trợ cộng đồng. Chế độ ruộng đất công còn tồn tại cho đến thời kì gần đây Hai quá trình cùng xẩy ra song song là sự tư hữu hoá ruộng đất và sự cố gắng bảo vệ ruộng công của nhiều triều đại. Do đấy sự phân hoá của nông dân đi đôi với sự giảm nghèo do việc phân chia ruộng đất công. Từ đầu thế kỷ đến nay đã có nhiều sự thay đổi thể chế tiếp theo các cuộc cải cách ruộng đất, tập thể hoá rồi trở về kinh tế hộ nông dân. Qua các thay đổi thể chế ấy nền kinh tế hộ nông dân vẫn phát triển. Mức sống của nông dân và công bằng xã hội được nâng cao. Trong thời kì kinh tế tập thể, nó vẫn tồn tại và cạnh tranh với kinh tế hợp tác. Nhưng hiện nay nông dân nói chung vẫn còn nghèo và một tỉ lệ lớn đang còn ở giai đoạn tự cấp. Sự phát triển của kinh tế hộ nông dân là sự phát triển từ sản xuất tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Tỉ lệ ruộng đất công ở miền Bắc và miền Trung cao hơn so với miền Nam. ở các vùng có tỉ lệ ruộng công cao, tinh thần tập thể cao hơn và trong thời kì nông nghiệp tập thể các hợp tác xã phát triển mạnh hơn, nhưng hiện nay lại phát triển chậm vì thiếu tính năng động. Ðể thúc đẩy sự phát triển nông thôn, ta cần hỗ trợ việc phát triển các hợp tác xã kiểu mới.

 The Vietnamese society had a centralised state with village communities with a certain degree of autonomy. Social inequities were compensated with communautarian solidarity. The system of communal land still exist until the recent period. There were two process going together: the privatisation of land and the effort of the conservation of communal land by kings of many dynasties. It caused a differentiation of the peasantry going together with some alleviation of the poverty by the land distribution. From the beginning of this century there was many change of institutions following land reforms, collectivisation, decollectivisation.During these institution change the peasant economy still develop. The peasant living standard and the social equity were improved. During the period of collective farming it still existed and competed with the collective economy. But peasants are now still poor and a high percentage is still at the stage of the subsistence stage. The development of peasant household is the change from the subsistence to the commercial agriculture. The percentage of communal land in villages was higher in the North and the Centre than in the South and varies in different regions. In regions where the percentage of communal land was relatively high peasants  the spirit of collectivism was higher, cooperatives during the collective period was stronger, but now the development was slower due to the lack of dynamism. In order to support the further rural development a new type of cooperation should be developed.

Trần Ngọc Angie, Phân công lao động thế giới: nữ công nhân và dây chuyền may gia công Việt Nam, (Global gender division of labor: the case of vietnamese garment and textile industries), thỜi ÐẠi n° 4, 2000, pp 119-143.

Trong bài viết này, tôi phân tích những ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu hoá trên nữ công nhân trong kỹ nghệ dệt may Việt Nam. Trọng tâm đặt vào nữ công nhân vì hơn 80% của 600.000 công nhân dệt may Việt Nam là phụ nữ. Việc phân tích vai trò nữ công nhân trong dây chuyền dệt may giúp ta hiểu hơn về vấn đề công bằng xã hội, một lãnh vực rất quan trọng của phát triển kinh tế. Dựa trên những phát biểu của các nữ công nhân Việt Nam được phỏng vấn tháng 12, 1997, tôi đóng góp vào việc nghiên cứu vai trò của giới tính trong những mối tương quan giữa quốc gia và thế giới về việc phân công lao động và sản xuất toàn cầu. Theo quan điểm của nhà nước và giới chủ, hình thức sản xuất gia công nhiều tầng và trả lương sản phẩm trong kỹ nghệ này có lợi cho hiệu năng sản xuất, tạo việc làm và giúp Việt Nam hội nhập thị trường thế giới. Tuy nhiên theo quan điểm của người lao động, công nhân phải đảm đang và chấp nhận mọi thay đổi; công nhân chịu nhiều gánh nặng qua hình thức gia công nhiều tầng để đáp ứng mọi biến chuyển và đòi hỏi của nhu cầu thế giới.Phần kết luận đưa ra một khung lý thuyết để nghiên cứu về nữ công nhân trong những kỹ nghệ toàn cầu cần nhiều lao động như dệt may. Giới chủ trông đợi và khuyến khích những giá trị mà xã hội phụ hệ đặt vào những "phụ nữ tính" như : khéo tay, hiền lành, vâng lời, thụ động, và sẵn sàng chấp nhận mọi thay đổi để phục vụ dây chuyền may. Hình thức gia công nhiều tầng và trả lương sản phẩm có lợi cho giới chủ và dẫn đến khuynh hướng công nhân tự bóc lột mình. Cần nghiên cứu thêm về quan hệ giữa những hình thức điều khiển và kỷ luật công nhân, và những hình thức phản kháng, ngấm ngầm cũng như công khai. Nhà nước gặp nhiều thử thách trong việc thực thi những luật lao động, đặc biệt những điều khoản ưu đãi nữ công nhân, để đóng góp vào việc tăng trưởng kinh tế quốc gia kết hợp với công bằng xã hội vào cuối thế kỷ 20. Gia công xuất khẩu chỉ đem lại phát triển kinh tế ngắn hạn cho Việt Nam và không tạo được thăng tiến trong việc làm cho công nhân dệt may. Vòng luẩn quẩn tiếp diễn vì công nhân phải bám lấy nghề may : họ chỉ học được những công đoạn đơn giản trên dây chuyền may và không có kỹ năng đa dạng để kiếm việc khác với lương cao hơn.

This article examines the impacts of flexible, multi-level, subcontracting piecework arrangements on over 600,000 textile and garment workers, of which over 80% are women. This is the first attempt to conceptualize Vietnamese women workers' articulation of their own experiences within the theoretical framework of global gender division of labor and linkages between global and local uses of labor. Concrete examples will be provided from December 1997 interviews with women garment workers and directors in both state-owned and private garment firms in Vietnam.A framework to study women workers in the context of labor-intensive industries should include the following concepts. Multi-level subcontracting piecework system affords flexibility for contractors and buyers to deal with global market volatility but placing the burden of adjustments on workers. Many forms of control and discipline lead to implicit and explicit forms of protests from women workers and their spouses on the shop floor. These powerful workers' narratives demonstrate how they are subject to gender expectations (from patriarchal cultures) such as docility, dexterity and flexibility to increase productivity in this global industry. The global piecework subcontracting system presents short-term growth, low value-added and linkages for domestic economies. It generates uncertainty, low-paid and low-skilled jobs, leading to workers' self exploitation to make ends meet and a very limited chance to improve their skills for better-paid jobs. Moreover, subcontracting piecework appears to be one of the factors preventing labor policies, especially on behalf of women workers, from being implemented: labor contracts are not offered to workers in a specified time frame; union representatives do not provide real representation nor protection on the factory floor; overtime work is not compensated. In short, the emphasis on women workers provides more insights into the other goal of development, the equitable distribution of economic growth.              

 Hà Dương Minh, Có cần điều tiết nhiễu loạn khí hậu hay không?, (Faut-il modérer le changement climatique?), thỜi ÐẠi n° 4, 2000, pp 144-161.        

Bài này trước hết trình bày hiện tượng nhiễu loạn khí hậu : tại sao đó là một vấn đề xã hội trọng đại, các chính quyền  ứng phó như thế nào ? Sau đó tiến hành phân tích kinh tế về giải pháp các chính quyền đề ra, đặc biệt về hiệp định ký kết ở Kyoto. Ðoạn này chủ yếu đề cập sự hiện tại hoá (actualisation) các giá trị kinh tế tương lai, quán tính của các hệ thống năng lượng, và tiến bộ kỹ thuật. Sau hết, phần kết luận bàn một đặc tính cơ bản mà khi phân tích kinh tế về vấn đề môi trường phải tính đến: tính không xác định. Luận đề toát từ bài này ra : tính không đảo ngược lại được của hiện tượng khí hậu thay đổi là lý do chính đáng đòi hỏi phải hành động phòng ngừa, đó là giảm thiểu rõ rệt trong ngắn hạn khối lượng tán phát đioxít cacbon vào khí quyển do con người gây ra.

 Ce texte commence par une présentation du changement climatique: pourquoi est-ce un problème social majeur et comment les gouvernements y répondent ils ? La section suivante est consacrée à l'analyse économique de cette réponse, autour notament des accords signés à Kyoto. Elle aborde les thèmes de l'actualisation, de l'inertie des systèmes énergétiques et du progrès technique. Enfin, la conclusion discute une caractéristique fondamentale pour l'analyse économique de ce type de problème d'environnement : l'incertitude. La thèse sous jacente à cet article [3] est que l'irréversibilité est une raison justifiant une action de précaution, c'est à dire une réduction sensible à court terme des émissions atmosphériques de dioxyde de carbone d'origine humaine.

 Bùi Trọng Liễu, Nhân đọc hai lời bình về việc học của người xưa, (Suite à la lecture de deux commentaires de lettrés sur les études dans le Vietnam ancien), thỜi ÐẠi n° 4, 2000, pp 162-175.    

Tác giả dẫn hai lời bình [một của ông Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) và một của ông Dương Bá Trạc (1884-1944)] về cách học của người Việt Nam thuở xưa. Nhân đó, tác giả luận thêm về một khía cạnh của cái mà một số người gọi là tính hiếu học, và về vai trò ngôi thứ. Bài viết có nhiều chú thích kèm theo.

 L’auteur cite deux commentaires sur les études dans le Vietnam ancien, respectivement de Nguyễn Trường Tộ, lettré réformateur du 19ème siècle (1828-1871) et de Dương Bá Trạc, lettré journaliste du début du 20ème siècle (1884-1944), et ajoute ses propres réflexions argumentées. De nombreuses notes explicatives accompagnent le texte.

 Nguyễn Thành, 80 năm sau nhìn lại “Yêu sách của nhân dân An Nam”, (“La Revendication du peuple annamite” un nouveau regard 80 ans après), thỜi ÐẠi n° 4, 2000, pp 176-183.          

Bản Yêu sách của nhân dân An nam do một nhóm người yêu nước Việt nam ở Pháp viết, Nguyễn ái Quốc thay mặt ký tên, đến nay vừa đúng 80 năm. Ngày nay, nhìn lại sự kiện lịch sử ấy, chúng ta nhận định đúng vị trí, ảnh hưởng đồng thời thấy những hạn chế của nó, không đánh giá thấp và cũng không cường điệu nó trong tiến trình lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược.

“La Revendication du peuple annamite” a été rédigée il y a 80 ans par un groupe de patriotes vietnamiens de France et signée par Nguyễn Ái Quốc. Aujourd’hui, avec un nouveau regard sur ce document historique, nous essayons de reconnaître à leur justes valeurs, son impact et son importance, mais également ses limites. Ce faisant, nous ne sousestimons ni surestimons son influence dans le mouvement de lutte anti-coloniale.

Lê Thành Khôi, Enfance: Etat des lieux. Vietnam au coeur de la francophonie, của Charlyne Vasseur Fauconnet, thỜi ÐẠi n° 4, 2000, pp 184.

 

                                                                                                               

THỜI ÐẠI số 5, tháng 1  năm 2001

Mục lục

 

Cao Huy Thuần

Ðịnh chế : cái " đã" và cái "đang".      

1

Phan Đình Diệu

Hướng tới thế kỷ 21: xã hội trí thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập của chúng ta

9

Lê Ðăng Doanh

Ðổi mới và sự phát triển con người ở Việt Nam.

30

Serge Degallaix

Tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam và cán cân mậu dịch.

  41

Trần Hải Hạc

Keynes và kinh tế thị trường: hai cách đọc khác nhau.

 55

Hoàng Ngọc Hiến

Những nét loại hình của bài ca chàng Ðam San như là một tác phẩm anh hùng ca.

  104

Phạm Luận và Nguyễn Phạm Hùng

Một vài nhận xét về mối quan hệ giữa thể thơ Nôm của Nguyễn Trãi với thể thất ngôn luật ở Trung Quốc.

 111

Lại Văn Hùng,

Phát hiện thêm một tác giả văn học.

127

Nguyễn Tùng & Nelly Krowolski,

Thực tiễn ẩm thực Viêt Nam và ảnh hưởng ngoại lai .

145

BÌNH LUẬN, TRAO ÐỔI, ÐIỂM SÁCH

 

 

Chương Thâu

Phan Bội Châu (1867-1940) và vấn đề nghiên cứu Phan Bội Châu

  170

Tóm tắt các bài bằng tiếng Pháp hay tiếng Anh

 

180

TÓM TẮT

Cao Huy Thuần, Ðịnh chế: cái “đã” và cái “đang”, (Institution: la dialectique de l’ “institué” et de l’ “instituant”), thỜi ÐẠi n° 5, 2001, pp 1-8.

Có hai quan niệm khác nhau về cách hiểu và phân tích định chế: hoặc định chế là những tổ chức xã hội đã được tạo lập rồi, hoặc định chế là quá trình tiến triển theo đó xã hội được tạo lập. Quan niệm thứ nhất, đặt nặng trên cái đã thiết lập, nhìn định chế như là một thực thể tự trị, cá biệt, trường tồn. Quan niệm thứ hai, bác bỏ cách nhìn quá tĩnh đó, nhấn mạnh trên quan hệ biện chứng xung động thường xuyên giữa cái đã tạo lập và cái đang tạo lập.Bài viết phân tích quan niệm động này như là một cách nhìn phù hợp hơn với thực tế.

Le terme d’institution recouvre deux acceptions différentes qui débouchent sur deux conceptions possibles de l’analyse institutionnelle. Par “institution”, on peut entendre, ou bien les formes sociales établies, ou bien les processus dialectiques par lesquels la société s’organise. La première conception, centrée sur l’“institué”, est fondée sur l’idée que l’institution constitue une entité autonome, spécifique et durable. La seconde conception, refusant de considérer l’institution comme une donnée construite, met tout l’accent sur la tension permanente entre l’“institué” et l’“instituant”. L’article prend position en faveur de la seconde conception.

Phan đình Diệu, Hướng tới thế kỷ 21: Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập của chúng ta, (Forward to the 21st century: Knowlegde society and some considerations on the vietnamese way of integration), thỜi ÐẠi n° 5, 2001, pp 9-29.

Sinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Ðiều khiển học (Cybernetics) đã dự báo : "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó". Quả thực, mấy chục năm qua, dưới tác động của những tiến bộ vũ bão của khoa học và công nghệ, mà nổi bật là công nghệ thông tin, môi trường kinh tế và xã hội đã có những biến đổi căn bản, đang chuyển biến tới một môi trường về cơ bản là mới của nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức. Con người tạo ra môi trường đó ; nhưng rồi đến lượt mình, chính sự phát triển khách quan của môi trường đó, với tất cả tính phức tạp, bất định và thường xuyên biến động của mình, lại đòi hỏi con người phải tự biến đổi để có thêm nhiều tri thức mới, nhiều năng lực trí tuệ mới khác về chất so với các năng lực cũ, nhằm giúp mình thích nghi với môi trường mới, có khả năng hành động linh hoạt trong cái phức tạp, bất định và thường xuyên biến động đó của môi trường mới. Công nghệ thông tin góp phần quan trọng hình thành nên môi trường mới, và cũng chính công nghệ thông tin đang tích cực thúc đẩy hoạt động tri thức trong mọi lĩnh vực, hỗ trợ đắc lực cho con người phát huy tiềm năng trí tuệ để tồn tại và phát triển trong môi trường mới đó.Trong bài báo cáo, tác giả sẽ trình bày một số nhận thức khoa học về những chuyển biến nói trên, và nêu một vài suy nghĩ về việc tìm kiếm con đường hội nhập của chúng ta từ thực trạng hiện nay vào xu thế chuyển biến chung của thế giới đến một nền kinh tế và xã hội tri thức khi bước sang thế kỷ mới.

During his life time, Norbert Wiener, the father of Cybernetics predicted that "We have modified our environment so radically that we must modify ourselves in order to exist in this new environment". In fact, over the last decades, with the effects of substantial achievements in science and technology, especially those in information technology, socio- economic environment has fundamental changes and is shifting toward an new environment of a knowledge economy and society. Human beings have created that environment, but in its turns, objective development of the environment, with its complexity, uncertainty and constant change, requires human beings to modify themselves in order to have more new knowledge, new intellectual capacities entirely different from the old ones, which will have help man adapt to the new environment and be able to deal actively with this complicated, uncertain, and easily changeable environment. Information technology (IT) plays an important role in establishing the new environment, and information technology itself actively promotes activities of knowledge in all sectors, supporting significantly man to bring  intellectual capacities into full play in order to survive and develop in that environmentIn this report, the author will discuss some scientific conceptions on the above-mentioned changes and give some reflexions on finding integration way into a global trend of a knowledge economy and society when the new century is coming.

Lê đăng Doanh, Ðổi mới và sự phát triển con người ở Việt Nam, (Renouveau et développement de l’individualité au Vietnam), thỜi ÐẠi n° 5, 2001, pp 30-40.

Một kích thước quan trọng của công cuộc "đổi mới" ở Việt Nam trong 15 năm qua là sự thay đổi và bừng nở về nhân cách, do quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường đã mở rộng và bảo đảm lựa chọn tự do của con người. Bài viết xem xét sự khẳng định nhân cách mới trong nông dân, tầng lớp trẻ, thành phần phụ nữ, giới doanh nhân, đặc biệt là qua việc tiếp thu thông tin và kiến thức mới cũng như tác phong tự chủ, tự lập không ỷ lại vào nhà nước hay tầng lớp đi trước. Bài viết cũng đề cập đến những biểu hiện lệch lạc về nhân cách với những đảo lộn về thang bậc giá trị không chỉ trong xã hội mà cả trong bộ máy nhà nước, xu hướng làm giàu với bất kỳ giá nào, kinh doanh cả quyền lực dưới sự che chở của sự thiếu dân chủ, công khai. Theo tác giả, những thái hoá này là sự cộng hưởng những yếu kém của hệ thống xã hội cũ với những mặt trái của cơ chế thị trường còn sơ khai, không thể chỉ một chiều đổ tội cho nền kinh tế thị trường. Cho nên quá trình phát triển nhân cách phải được đẩy tới trong khuôn khổ cải cách tiếp tục và hội nhập quốc tế. 

Un aspect essentiel du 'đổi mới' au Vietnam depuis les quinze denières années est la transformation de l'individualité vietnamienne et son développement liés à la transition du pays à l'économie de marché qui a élargi et assuré la liberté de choix des individus. Le texte examine l'affirmation de formes nouvelles d'individualité dans la paysannerie et la jeunesse, chez les femmes et les entrepreneurs, notamment avec la place prise dans la société par les valeurs d'autonomie et le rôle de l'information. En même temps, l'article aborde les formes d'aliénation liées à la recherche individuelle de l'enrichissement à tout prix, la corruption et la  marchandisation de l'Etat, la dissolution de l'intérêt général et la perte des repères éthiques. L'auteur soutient que de telles formes conjuguent les effets pervers de l'ancien système économique à ceux d'un système de marché encore rudimentaire, et ne peuvent par conséquent être attribuées au fonctionnement de la seule économie de marché. Elles appellent, au contraire, de nouvelles avancées de l'individualité dans le cadre de la poursuite des réformes économiques et de l'intégration du Vietnam au monde.

Serge Degallaix, Tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam và cán cân mậu dịch, (Compétivité de l’économie vietnamienne et termes de l’échange), thỜi ÐẠi n° 5, 2001, pp 41-54.

Trong bài này tác giả phân tích tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam về ngoại thương và đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Một số biện pháp như phá giá đồng tiền năm 1998, tự do hoá giao dịch ngoại thương, huy động những ngành sử dụng lao động cần cù và rẻ, đơn giản hoá thủ tục giải ngân các dự án viện trợ phát triển chính thức, đã giúp cán cân ngoại thương được cải thiện. Trong bài này, tác giả cũng phân tích sự biến chuyển của cơ cấu ngoại thương Việt Nam, và cho thấy rằng, tuy giá một số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu giảm năm 1998, nhưng nhờ giá nguyên liệu Việt Nam nhập cũng giảm, cán cân ngoại thương Việt Nam tương đối tốt. Ngoài ra, nhờ lương lao động còn thấp, tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, trong chừng mực nào, vẫn được gìn giữ.

Dans cet article, l'auteur analyse la compétitivité de l'économie vietnamienne tant pour les échanges commerciaux que pour les investissements directs étrangers. La dévaluation du dong en 1998, la libéralisation des circuits du commerce extérieur, l'encouragement à utiliser une main-d'oeuvre industrieuse et bon marché, l'allégement des procédures de d'encaissement de l'aide publique au développement ont contribué à améliorer le commerce extérieur au Vietnam. L'article analyse également l'évolution de la structure du commerce extérieur vietnamien et montre que la baisse des prix de matière première en 1998, malgré l'orientation à la baisse des prix des principaux produits exportés par le Vietnam, est favorable au solde extérieur. Par ailleurs, en 1998, le coût du travail demeure relativement faible, ce qui permet que la compétitivité soit en partie préservée.

Trần Hải Hạc, Keynes và kinh tế thị trường: hai cách đọc khác nhau (Keynes et l'économie de marché: deux lectures différentes), thỜi ÐẠi n° 5, 2001, pp 55-103.

Chính thống hay tà đạo ? Hơn sáu mươi năm sau khi ra đời, Lý thuyết khái quát về nhân dụng, lãi suất và tiền tệ của Keynes vẫn chất vấn người đọc và không ngừng gây ra những cuộc tranh cãi trong giới lý luận kinh tế. Bài viết đầu tiên này nhắm làm sáng tỏ tính chất nhập nhằng, nước đôi của học thuyết mang tên Keynes, từ thời kỳ phổ biến Lý thuyết khái quát sau năm 1936, cho đến thời kỳ thuyết Keynes toàn thắng và trở thành kinh tế học thống trị trong những thập niên 50-60, rồi đến thời kỳ thuyết Keynes bước vào khủng hoảng và suy vong trong những thập niên 70-80, cho tới thời kỳ gần đây đã chứng kiến thuyết Keynes hồi sinh. Một lời mời viếng lại sáu mươi năm lịch sử tư tưởng kinh tế.

Orthodoxie ou hérésie ? Plus de soixante ans après sa naissance, la Théorie générale de l'emploi, de l'intérêt et de la monnaie de Keynes continue à susciter des lectures divergentes et à être l'objet de débats incessants entre les économistes. Premier d'une série de deux articles, ce texte cherche à mettre en lumière l'ambiguïté attachée à la théorie qui porte le nom de Keynes, depuis la diffusion de la Théorie générale après 1936, jusqu'au triomphe de la théorie keynésienne et sa transformation en othodoxie au cours des décennies 50 et 60, puis l'entrée en crise du keynésianisme et son dépérissement dans les décennies 70 et 80, jusqu'à ces dernières années où s'amorce un retour de Keynes. Une invitation à revisiter soixante ans d'histoire de la pensée économique.

Hoàng Ngọc Hiến, Những nét loại hình của bài ca chàng Ðam San như là một tác phẩm anh hùng ca (Les traits typologiques de la Chanson de Ðam San comme épopée), thỜi ÐẠi n° 5, 2001, pp 104-110.

Theo tác giả, Ðam San đúng là một nhân vật anh hùng ca, nghĩa là một người hoàn chỉnh theo nghĩa Ðam San tuyệt vời trong mọi lãnh vực, bản chất của chàng trùng hợp hoàn toàn với các biểu hiện bên ngoài và ý tưởng mà chàng có về mình,  cũng trùng hợp với ý tưởng mà mọi người có về chàng. Ðam San là hiện thân của một cá tính hành động tự do. Cái "ngã" của chàng đồng nhất hoá với cái "ta" của cộng đồng bộ lạc. Tác giả cho rằng anh hùng ca Ðam San làm giàu thêm cho văn hoá Việt Nam.

D'après l'auteur, Ðam San est sans conteste un héros d'épopée, c'est-à-dire, un homme "achevé", en ce sens qu'il est parfait dans tous les domaines, un homme dont la véritable nature s'identifie parfaitement avec ses manifestations extérieures, dont l'idée de soi coïncide totalement avec celle que les autres se font de lui. Ðam San est l'incarnation d'une individualité qui agit librement. Son "moi" s'identifie avec le "nous" de la communauté tribale. L'auteur conclut sur l'enrichissement que peut apporter la chanson de Ðam San à la culture vietnamienne.

Phạm Luận & Nguyễn Phạm Hùng, Một vài nhận xét về mối quan hệ giữa thể thơ Nôm của Nguyễn Trãi với thể thất ngôn luật ở Trung Quốc (Remarques sur les rapports entre la forme des poèmes en Nôm de Nguyễn Trãi et le "thất ngôn luật " chinois), thỜi ÐẠi n° 5, 2001, pp 111-126.

Theo các tác giả, thể thơ của Nguyễn Trãi dùng trong Quốc âm thi tập có nhiều điểm khác với thất ngôn luật của Trung Quốc về cách gieo vần (có vần lưng), nhịp điệu (phong phú hơn), cũng như về số âm trong các câu thơ : hơn hai phần ba số bài thơ (186 trên 254 ) có từ một đến bảy câu thơ chỉ có sáu âm, hoàn toàn khác với thơ Ðường luật thất ngôn bát cú của Trung Quốc.

Les auteurs insistent sur le fait que, dans de nombreux poèmes de Nguyễn Trãi, la rime se fait souvent entre le dernier morphème (ou "syllabe") d'un vers et le morphème situé à l'intérieur du vers qui suit, ce qui n'existe absolument pas dans la poésie chinoise. D'autre part, deux tiers des poèmes de Nguyễn Trãi (186 sur 254) comportent un ou plusieurs (parfois jusqu'à six ou sept) vers à 6 morphèmes, ce que l'on ne rencontre pas dans les poèmes chinois composés selon les règles poétiques Tang de "thất ngôn luật" (ses vers comportant rigoureusement sept syllabes).

Lại Văn Hùng, Phát hiện thêm một tác giả văn học (Découverte d'un auteur littéraire), thỜi ÐẠi n° 5, 2001, pp 127-143.

Trong bài này, tác giả giới thiệu tập thơ Chung Sơn di thảo của Nguyễn Huy Vinh (1770-1818), được phát hiện vào khoảng cuối năm 1995. Nguyễn Huy Vinh là con của Nguyễn Huy Tự, tác giả của truyện thơ nôm Hoa Tiên. Cho đến năm 1995, ông ta chỉ được biết đến như là tác giả của Nguyễn thị gia tàng, ghi lại di sản văn học của giòng họ Nguyễn Huy làng Trường Lưu (Can Lộc, Hà Tĩnh) và tiểu sử của các nhân vật nổi tiếng của dòng họ này.

Il s'agit de Nguyễn Huy Vinh (1770-1818), fils de Nguyễn Huy Tự, auteur du célèbre roman en vers Hoa Tiên... Jusqu'à récemment, il est essentiellement connu comme auteur de Nguyễn thị gia tàng qui contient le patrimoine littéraire de la famille Nguyễn Huy du village de Trường Lưu (Can Lộc, Hà Tĩnh) et les bibliographies de ses membres les plus illustres. Dans cet article, Lại Văn Hùng se propose de présenter le "Chung Sơn di thảo", recueil de poèmes de Nguyễn Huy Vinh, découvert vers la fin de 1995.

Nguyễn Tùng & Nelly Krowolski, Thực tiễn ẩm thực Việt Nam và ảnh hưởng ngoại lai (Les pratiques alimentaires vietnamiennes et les influences étrangères), thỜi ÐẠi n° 5, 2001, pp 144-169.

Bài này được viết lại, với nhiều sửa chữa và bổ sung, từ tham luận trình bày ở Hội thảo quốc tế về di sản mỹ vị pháp của Việt Nam, được tổ chức tại Hà Nội vào các ngày 23 và 24/9/1997. Các tác giả nêu rõ ảnh hưởng sâu sắc của Trung Quốc đối với các thực tiễn ẩm thực của Việt Nam : ảnh hưởng đó được thể hiện thông qua từ vựng cũng như cách nấu nướng. ảnh hưởng của Pháp, tuy ít sâu sắc hơn, không phải là không đáng kể. Nhưng bếp núc Việt Nam khẳng định được sự độc đáo của nó so với Trung Quốc, chủ yếu nhờ hay sử dụng  các thứ mắm và rau, thịt sống, và vì không dùng các loại nước xốt có khuấy bột.

Cet article est la version vietnamienne, corrigée et sensiblement augmentée, de la communication présentée au colloque international sur le patrimoine gastronomique du Vietnam, tenu à Hà Nội les 23 et 24 septembre 1997. Les auteurs montrent combien l'influence chinoise sur les pratiques alimentaires vietnamiennes est profonde: elle se traduit tant dans le vocabulaire que dans les préparations culinaires. L'influence française, même si elle paraît superficielle, n'est cependant loin d'être négligeable. Cependant la cuisine vietnamienne affirme son originalité par rapport à son modèle chinois notamment par l'utilisation prépondérante des saumures de poisson et du cru végétal et parfois animal, et par l'absence de sauces liées.

Chương Thâu, Phan Bội Châu (1867 - 1940) và vấn đề nghiên cứu Phan Bội Châu (Phan Bội Châu (1867-1940) et le problème de la recherche sur Phan Bội Châu), thỜi ÐẠi n° 5, 2001, pp 170-179.

Trong bài này tác giả đề nghị nên nghiên cứu Phan Bội Châu một cách toàn diện hơn: ngoài khía cạnh chính trị mà nhiều người đã quan tâm, cũng không nên coi nhẹ văn thơ, các công trình biên khảo của Phan Bội Châu. Ngoài ra cũng nên có những nghiên cứu nhằm khôi phục lại cho đúng chân dung đích thực của Phan Bội Châu về mặt "con người", "chủ trương, tư tưởng, chính kiến"...

Dans cet article, l'auteur suggère qu'il faut étudier Phan Bội Châu d'une façon plus complète car, à côté de ses oeuvres politiques, Phan Bội Châu a aussi des contributions littéraires, d'étude et de recherche. Il faut également encourager des recherches en vue de restaurer le vrai Phan Bội Châu en tant qu'homme, idéologue, homme politique...