thời đại mới
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

 

Số 19  - Tháng 7/2010

 


 

Trung Quc và mt s vn đ an ninh
 đ
i vi Vit Nam và khu vc

Ngô Vĩnh Long

 

 

Thay li gii thiu

               Trong trình bày ca tôi ti hi tho v Bin Đông Gladfelter Hall, Temple University (Philadelphia) ngày 25 tháng 3 năm 2010 tôi có đưa ra mt s nhn xét, trong đó có các đim chính sau đây:

1.     Đi tượng chính ca Trung Quc Tây Thái Bình Dương, nói chung, và Bin Đông, nói riêng, là Hoa Kỳ. Trung Quc đã c tình thách thc, nếu không nói là gây hn, đ mong M, trong lúc phi đương đu vi hai cuc chiến tranh I-rc và Afghanistan, phi có thái đ nhũn nhn vi Trung Quc nếu không nói là có thể nhượng b nhng đòi hi ca Trung Quc không nhng trong khu vực Tây Thái Bình Dương hay Biển Đông mà còn trong các lãnh vc kinh tế tài chính. Nếu làm được vic này thì không nhng Trung Quc hù dọa các nước khác trong khu vực mà còn lấy điểm với dân chúng họ bằng cách dấy lên lòng tự hào dân tộc. Tôi có trích một vài ví dụ dẫn chứng sau đây: Cuối năm Trung Quốc đòi chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ và để Trung Quốc kiểm soát toàn bộ Tây Thái Bình Dương đến miền tây quần đảo Hawaii. Sau khi Mỹ từ chối thì tháng 3 năm 2009 một số tàu hải quân Trung Quốc đã vây sát đến khoảng 15 thước một tàu một tàu khảo sát của hải quân Mỹ (tên là Impeccable) tại vùng biển cách đảo Hải Nam 75 dặm. Trong tháng 6 năm 2009, một tàu ngầm Trung Quốc đã va chạm với thiết bị định vị kéo theo sau của tàu khu trục Hải quân Mỹ trong khi đang trên đường đến Phi-líp-pin và làm đứt dây cáp kéo thiết bị đó. Phản ứng của Mỹ rất ôn hòa: chính phủ Mỹ gửi công hàm phản đối lên chính phủ Trung Quốc sau sự kiện tàu Impeccable, và tuyên bố vụ va chạm của tàu ngầm Trung Quốc chắc là vì vô ý. Được thể, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, bất chấp luật pháp quốc tế, công bố sau sự kiện tàu Impeccable là các tàu Mỹ cần phải xin phép trước khi đi vào khu đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Sau đó Trung Quốc lấn tới bằng cách cho hải quân của họ đụng chìm các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam hoạt động trong vùng biển gần đảo Hoàng Sa và bắt nhốt các người này để đòi tiền chuộc.

2.     Riêng ti khu vc Bin Đông thì đi tượng chính ca Trung Quc là Vit Nam vì Vit Nam là nước “núi lin núi sông lin sông” vi Trung Quc, có lãnh th và lãnh hi dài nht trong vùng, và có tranh chp nhiu nht vi Trung Quc. Nếu Trung Quc có th làm áp lc đ cho chính ph Vit Nam t thái đ nhân nhượng, dưới bin cũng như trên đt lin, thì Trung Quc có th ít nht là trung lp hóa được các nước khác vì h không có li ích nhiu như Vit Nam trong vic tranh chp vi Trung Quc. Không ai di gì đưa đu ra nếu nước b mt mát nhiu nht không dám tranh đu cho quyn li ca chính mình. Do đó Trung Quc đã rt khéo léo trong vic hù da và ch ch yếu đánh bt ngư dân Vit Nam. Nhưng vic chính ph Vit Nam không có thái đ cương quyết đi vi Trung Quc đ bo v người dân ca mình và vic các nước chung quanh cũng đã không phn đi ra mt s càng ngày càng khuyến khích Trung Quốc ln sâu vào Biển Đông.

3.     Vn đ Bin Đông không ch là vic tranh chp hai qun đo Hoàng Sa và Trường Sa mà còn là an ninh cho toàn khu vc cũng như cho vic thông thương ca thế gii. Nếu Vit Nam c tiếp tc múa võ mm (tôi dùng t “shadow boxing”) vi Trung Quc trong vic tranh chp ch quyn hai qun đo Hoàng Sa và Trường Sa mà không ni kết vic tranh chp này vi an ninh chung, dưới bin cũng như trên đt lin, thì các nước khác có th áp dng chính sách “bánh còng” (donut strategy) đ mc cho Vit Nam đương đu vi Trung Quc trong vn đ tranh chp hai qun đo nm phía trong l ca bánh còng trong khi h cùng nhau bo v an ninh hàng hi và hàng không trên các tuyến giao thông bên ngoài hai qun đo đó. Trong trường hp này thì Vit Nam s b cô lập và s b thit thòi rt ln. Vit Nam nên tiếp tc nghiên cu v Hoàng Sa và Trường Sa cho tht sâu và tht k đ chng minh cho thế gii là mình có cơ s như thế nào, ch nào, hu vn đng được s ng h ca thế gii. Nhưng vn đ quan trng là gn lin vic tranh chp vi vic đu tranh cho an ninh ca toàn khu vc, không phi ch an ninh truyn thng mà còn là “an ninh con người.” Mt ví d là tác hi ca các đp được xây dng trên sông Mê công đi vi các nước h ngun mà trong đó Vit Nam là nước b nh hưởng nhiu nht.

4.     Trong vic vn đng s ng h ca thế gii, t sau 1975 Vit Nam ch yếu da vào ngoi giao gia chính ph vi chính ph (government-to-government diplomacy) mà hu như quên mt ngoi giao nhân dân (people-to-people diplomacy.) Vit Nam đã thng M trong chiến tranh mt phn nào là đã da vào ngoi giao nhân dân. Riêng ti M đã có bao nhiêu lượt triu người biu tình đòi Hoa Thnh Đn ngưng chiến tranh Vit Nam và hàng chc nghìn người khác thường vận động hành lang ở khắp mọi nơi. Nay, nếu chính phủ Mỹ thật tình muốn ủng hộ Việt Nam trong vấn đề tranh chấp tại Biển Đông đến mấy đi nữa mà không có sự vận động và thúc đẩy của quần chúng Mỹ cũng như của các nước khác thì chưa chắc gì chính phủ Mỹ có thể thi hành được chính sách của họ một cách lâu dài. Chính phủ Mỹ cần sự trợ giúp của nhân dân Việt Nam và các nước khác trong khu vực để có thể triển khai các chính sách của họ ở Đông Nam Á. Ngoại giao nhân dân là để nhân dân tự làm: tự do thông tin, tự do nghiên cứu, tự do tranh luận.

Mt s din biến trong my tháng qua

            Trong bài này tôi sẽ không trích lại những tài liệu dùng trong bài tiếng Anh đã được trình bày ngày 25 tháng 3 năm 2010 vì trong mấy tháng qua có một số diễn biến mà phần nào đã giúp xác định một số điểm mà tôi vừa đề cập ở trên.

            1. Đối với Hoa Kỳ thì theo một bài đăng trên báo Mainichi của Nhật ngày 4 tháng 7 năm 2010, trong thượng tuần tháng 3 chính phủ Trung Quốc đã chính thức cảnh báo trong cuộc gặp gỡ với Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Mỹ James Steinberg và ông Jeffrey Bader, vụ trưởng Vụ Quan Hệ Châu Á tại Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ, rằng Trung Quốc coi Biển Đông như một trong những khu vực “quyền lợi cốt lõi” (tiếng Trung Quốc là “hạch tâm quyền lợi”) của họ. Bài báo cho biết là trước đó Trung Quốc chỉ coi Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương là những khu vực quyền lợi cốt lõi của họ và nhất quyết sẽ không bao giờ chịu thỏa hiệp về bất cứ điều gì tại những khu vực này. Giờ đây, với việc nhập khu vực Biển Đông vào danh sách quyền lợi cốt lõi của họ, Trung Quốc đã khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền lợi hàng hải của họ từ Bắc Á đến Ấn Độ Dương. Một chi tiết cho biết tầm quan trọng của chánh sách mới của Trung Quốc là hai quan chức Mỹ đã gặp mặt với ông Đái Binh Quốc (Dai Bingguo), người điều phối hết tất cả các vấn đề ngoại giao của Trung Quốc, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) và Thứ trưởng Ngoại giao Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai). Và chính ông Đái Binh Quốc đã là người đưa ra thông điệp trên.[1]

            Ngày 23 tháng 4 năm 2010 tờ The International Herald Tribune cũng đã đưa thông tin trên và cho biết phía Trung Quốc đã nói với hai quan chức Mỹ rằng Trung Quốc sẽ không cho phép bất cứ một sự can dự của ngoại bang nào đối với các vấn đề lãnh thổ tại vùng Biển Đông. Bài báo còn cho biết thêm rằng chiến lược hải quân mới của Trung Quốc là với ra khỏi vùng Biển Đông và Phi-líp-pin cho tới tận “chuỗi các hải đảo thứ hai” (“second island chain”) trong vùng mà hải quân Mỹ đang ngự trị. Không những Trung Quốc có thái độ thách thức đối với Mỹ mà còn dương oai đối với Nhật. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, ông Toshimi Kitazawa, tiết lộ vào giữa tháng 4 năm 2010 là ngày 10 tháng 4 hai chiếc tiềm thủy đỉnh và tám chiến hạm tiêm kích của Trung Quốc đã ngang nhiên đi xuyên qua giữa hai hòn đảo của Nhật trên đường ra Thái Bình Dương. Ông ta nói đây là lần đầu tiên mà một đoàn tàu đông đảo như thế của Trung Quốc đi gần đất liền của Nhật như vậy. Ông Zhang Huachen (Trương Hoa Sâm?), chuẩn đô đốc và phó tổng tư lệnh Hạm Đội Đông Hải của Trung Quốc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Xã là “Với chiến lược hải quân của chúng ta đã thay đổi, chúng ta đang chuyển từ phòng vệ cận hải đến phòng vệ viễn hải (tầm xa).”[2]

            Trung tuần tháng 5 năm 2010 ngoại trưởng Nhật, ông Katsuya Okada, phản đối việc một chiếc tàu Trung Quốc đã rượt đuổi một chiếc tàu tuần phòng của Nhật đang trắc đặc trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật.* Ông Okada cũng cho biết là ngày 10 và ngày 21 tháng 4 không những một hạm đội hải quân Trung Quốc đã di chuyển qua eo biển Miyako của Nhật nhưng mỗi lần đi qua như thế thì các trực thăng của Trung Quốc cũng đã bay lượn sát các tàu chiến của Nhật. Điều mà làm Nhật bực bội là những chiến thuyền này trong Hạm Đội Bắc Hải của Trung Quốc mới vừa trở về sau những cuộc diễn tập mà Trung Quốc gọi là “tập trận đối đầu” (“confrontation excercises”) ở vùng Biển Đông (South China Sea). Bài báo cho biết nạn nhân của chính sách đối đầu này là hải quân Hoa Kỳ vì trong khi ngân sách cho hải quân Mỹ bị cắt xén thì ngân sách của hải quân Trung Quốc đã tăng lên hơn 1/3 toàn bộ ngân sách quốc phòng. Hiện nay Trung Quốc có khoảng 260 chiến thuyền, trong đó có 75 chiến hạm loại lớn và trên 60 tiềm thủy đỉnh. Hoa Kỳ có tất cả là 286 chiến thuyền nhưng phần lớn được cho là tương đối tối tân hơn của Trung Quốc.[3]

            Tuy nhiên Trung Quốc thấy cần phải phô trương sức mạnh để thách đố Mỹ và để hù dọa các nước Đông Nam Á. Do đó, tháng 4 năm 2010 Trung Quốc đã đưa các chiến thuyền hiện đại nhất xuống vùng Trường Sa tập trận gần 3 tuần. Một tiểu hạm đội của Hạm đội Bắc Hải có trụ sở ở Thanh Hải đã tham gia. Trong khi đó, máy bay chiến đấu Trung Quốc từ nhiều sân bay khác nhau trên lục địa đã tổ chức các cuộc diễn tập tàng hình cùng các kỹ năng bay đêm, tiếp nhiên liệu trên không, gây nhiễu ra-đa và các cuộc tấn công giả vờ ném bom vào Biển Đông.[4]

            Hạ tuần tháng 3 năm 2010 một số báo Hồng Công như “Đại công báo,” “Văn hối” và “Đông phương” đã dẫn lời các nhà phân tích Trung Quốc, theo một bài tường thuật của trạm Nghiên Cứu Biển Đông, việc lo ngại nhất của Trung Quốc là “Việt Nam mưu cầu quốc tế hóa vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông, lôi kéo các nước ASEAN tham gia đàm phán với Trung Quốc, và Mỹ đang từng bước công khai hóa chính sách can dự vào tranh chấp chủ quyền tại khu vực Biển Đông.” Do đó Trung Quốc phải có những biện pháp đối phó phù hợp như sau:[5]  

Thứ nhất, Chính phủ Trung Quốc cần tuyên truyền để quốc dân hiểu rõ rằng nếu tranh chấp Biển Đông chỉ hạn chế ở mức song phương và khu vực thì chủ trương “gác lại tranh chấp, cùng khai thác” dễ đạt được nhận thức chung. Còn trong bối cảnh có thế lực hùng mạnh bên ngoài can thiệp sâu, tranh chấp hữu quan sẽ chỉ phức tạp thêm chứ không đạt được bất kỳ phương thức giải quyết nào. Cần làm cho các nước ASEAN hữu quan hiểu rằng chính sách can dự sâu của Mỹ vào vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng lợi ích của Trung Quốc, mà còn là thảm họa đối với các nước trực tiếp tranh chấp khác.

 

Thứ hai, Trung Quốc có thể thông qua kênh trao đổi ngoại giao hoặc trao đổi chuyên ngành với các nước ASEAN để nhấn mạnh rằng lập trường của Philíppin trong vấn đề quy thuộc chủ quyền đảo Hoàng Nham (Scarborough), hành động khiêu khích bắt giữ ngư dân Trung Quốc của Inđônêxia và những hành động mở rộng thăm dò khai thác dầu khí của Việt Nam tại Biển Đông... đều chỉ khiến tình hình an ninh Biển Đông trở nên xấu hơn.

 

Thứ ba, áp dụng biện pháp cực đoan như giúp Bắc Triều Tiên thực hiện chương trình phát triển hạt nhân. Hiện nay, Mỹ coi việc ngăn chặn phổ biến hạt nhân và tấn công chủ nghĩa khủng bố là trọng điểm ưu tiên trong thực hiện mục tiêu chiến lược đối ngoại, đồng thời yêu cầu Trung Quốc giúp đỡ. Đây cũng chính là nhược điểm của Mỹ mà Trung Quốc có thể lợi dụng để “mặc cả” hoặc đạt được thỏa thuận “ngầm” với Mỹ trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Nói cụ thể hơn, trong vấn đề này, Trung Quốc không chỉ không yêu cầu Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình phát triển hạt nhân, mà càng cần giúp đỡ Bắc Triều Tiên thực hiện chương trình phát triển hạt nhân. Trong một chừng mực nhất định, đây có thể coi là sách lược tối ưu để Trung Quốc ngăn chặn Mỹ can dự vào tranh chấp chủ quyền Biển Đông. 

Một ví dụ về việc thách đố của Trung Quốc đối với Mỹ được miêu tả trong một bài báo The Washington Post ngày 8 tháng 6 năm 2010. Tại một cuộc gặp mặt ngày 24 tháng 5 với 65 quan chức của Mỹ trong một phái đoàn nhiều người nhất mà Mỹ đã bao giờ gởi sang Trung Quốc, Chuẩn đề đốc Quan Hữu Phi (Guan Youfei) dõng dạc tố cáo Hoa Kỳ là một nước “bá quyền” chuyên mưu toan bao vây Trung Quốc với những liên minh chiến lược. Ông ta nói tiếp là tất cả mọi việc xấu đã xẩy ra trong quan hệ Mỹ-Trung là do phía Hoa Kỳ; còn tất cả những gì tốt là do phía Trung Quốc tạo nên. Đề đốc Quan Hữu Phi là một người được các quan chức Mỹ gọi là “người chuyên trị bọn mọi rợ” (“barbarian handler”), tức là một chuyên gia trong việc đối xử với người nước ngoài, chứ không phải chỉ là một tướng cầm quân. Tại cuộc Đối thoại Shangri-La ở Xing-pa-po vào đầu tháng 6 Bộ trưởng Quốc phòng Robert M. Gates gạt qua chuyện này qua một bên và nói Đề đốc Quan Hữu Phi và quân đội Trung Quốc là các phần tử ngoại vi chống lại việc cải thiện quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Ông ta cho rằng phần đông các quan chức trong chính phủ Trung Quốc muốn quan hệ tốt với Hoa Kỳ. Nhưng trong các cuộc phỏng vấn với phóng viên báo Washington Post các quan chức và các tướng lãnh cao cấp đều cho là Mỹ không muốn cho Trung Quốc trỗi dậy. Trái lại, họ cho là Mỹ có mưu đồ làm cho Trung Quốc bị tê liệt trong các mạng lưới quan hệ đa phương. Họ nói tuyên bố của Đề đốc Quan Hữu Phi là những gì họ đều nghĩ trong thâm tâm của họ.[6] 

            2. Đối với Việt Nam thì Trung Quốc vẫn gây áp lực từ mọi phía mặc dầu bên ngoài họ vẫn nói là họ tăng cường quan hệ với Việt Nam. Chính phủ và báo chí Việt Nam vẫn rất cẩn thận và dè dặt trong việc thông tin các hành động gây hấn của Trung Quốc. Thế nhưng những chuyện phần đông ai cũng đã biết nhưng không nói đến thì có thể gây bất mãn trong nhân dân và làm suy yếu tính chính danh của chế độ.  Do đó người đọc vẫn thấy rãi rác các bài về các hành động đe dọa của Trung Quốc tại Biển Đông chẳng hạn. Sau đây xin trích vài đoạn đăng trong hai bài báo trên Vitinfo. Bài “Trung Quốc có cố tình gây hấn tại biển Đông?” viết:

Như chúng ta đã biết, ngày 30/04 Trung Quốc đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây là một hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền trên biển của Việt Nam đồng thời gây ra những khó khăn lớn cho ngư dân Việt Nam tiến hành tác nghiệp trên biển. Bởi hiện nay, Trung Quốc có một lực lượng tàu ngư chính, tàu hộ ngư, tàu hải cảnh, tàu hải tuần tương đối hiện đại, cùng với đó là các tàu này được trang bị vũ trang tác nghiệp ngày điêm trên khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn định ra các mức xử phạt đối với các ngư dân vi phạm lệnh cấm đánh bắt này của họ. Điều này thực sự là một thách thức đối với ngư dân của chúng ta.[7]

Bài “Trung Quốc tập trung 3 hạm đội hải quân tại Biển Đông diễn tập quy mô lớn” có những đoạn như sau:

Hiện, tại Biển Đông của Việt Nam đã xuất hiện sự có mặt của cả 3 hạm đội thuộc quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc là: Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải.

 

Được biết, hiện trên khu vực Biển Đông có 7 tàu chiến thuộc Hạm đội Bắc Hải với biên chế hơn 1000 sỹ quan và binh lính. Hạm đội này gồm các tàu chiến như: Tàu hộ vệ tên lửa 537, 535, tàu khu trục 115, tàu ngầm hạt nhân, và tàu tiếp tế hậu cần.

 

Trong khi đó hạm đội Đông Hải có 10 tàu chiến các loại. Đặc biệt đi theo lần này còn có 2 tàu lớp Kilo hiện đang rời quần đảo LiuQiu (nằm giữa Nhật Bản và Đài Loan) hướng xuống Biển Đông. Theo tin mới nhất, hiện nay hạm đội này đã tiếp cần khu vực Biển Đông.

 

Trong khi đó, Hạm đội Nam Hải với các tàu khu trục, hộ vệ tên lửa, tàu ngầm và tàu tiếp tế hậu cần hiện đang diễn tập phối hợp cung cấp hậu cần, phản ứng nhanh trên một khu vực biển “lạ” thuộc Biển Đông.

 

Bên cạnh đó có nhiều khả năng sau ngày 18 tháng 4, biện đội hộ hàng số 4 đang thăm Philipin (gồm hai tàu hộ vệ tên lửa và tàu khu trục) sẽ lên phối hợp diễn tập với các hạm đội trên.

 

Đây được cho là một hoạt động “không mấy bình thường” của hải quân Trung Quốc. Bởi rất hiếm khi người ta thấy cả ba hạm đội này cùng một lúc có mặt trên một vùng biển như vậy. Đặc biệt là Biển Đông - xưa nay chỉ được coi như một “cái ao” bé nhỏ. Vậy, lý do nào thỏa đáng nhất giải thích cho các hành động này?

 

Trả lời báo giới Bộ quốc phòng Trung Quốc đã trấn an dư luận khi cho rằng, lần diễn tập này hoàn toàn bình thường và đã nằm trong kế hoạch diễn tập hàng năm của nước này. Tuy nhiên, xét theo tình hình căng thẳng tại Biển Đông hiện nay, thì việc phô diễn sức mạnh quân sự này không những là một cuộc thử nghiệm quan trọng về khả năng hiệp đồng tác chiến giữa các hạm đội mà nó còn là một hành động nhằm “nắn gân” một số nước láng giềng.[8]

 

            3. Rõ ràng các động thái của Trung Quốc đe dọa an ninh không những của tất cả các nước trong khu vực mà còn của tất cả các nước sử dụng các đường hàng hải và hàng không tại Biển Đông. Trung tuần tháng 5 năm 2010 Mỹ phái Đô đốc Robert Willard, tư lệnh Bộ chỉ huy Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, sang Bắc Kinh gặp bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, tướng Mã Hiểu Thiên (Ma Xiaotian), để tìm cách cải thiện quan hệ. Nhưng cuộc gặp gỡ này đã làm cho Mỹ thất vọng vì phía Trung Quốc khăng khăng đòi Mỹ phải chấp nhận việc không được di chuyển qua khu vực “đặc quyền kinh tế” của Trung Quốc nếu không được Trung Quốc cho phép. Hơn thế nữa Trung Quốc không chịu cho phép Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates viếng thăm Trung Quốc như đã dàn xếp trước đó. Do đó ngày 5 tháng 6 tại diễn đàn “Đối thoại Shangri-La” hợp tại Xing-ga-po, trước sự hiện diện của nhiều nhân vật từ gần 30 quốc gia, Bộ trưởng Robert Gates đã chỉ trích Trung Quốc trực diện (tuy không nói tên) là Mỹ “phản đối mọi hành động hù dọa đối với các công ty Mỹ hoặc bất cứ nước nào đang hoạt động kinh tế chính đáng” ở khu vực Biển Đông. Ông Gates nhắc lại vài lần là cần phải có các đối thoại và cố gắng đa phương để giải quyết các tranh chấp trong khu vực Biển Đông một cách hòa bình và trong khuôn khổ luật quốc tế. Ông đề cập đến Quy Tắc Ứng Xử Biển Đông mà Trung Quốc đã ký kết với các nước ASEAN năm 2002 nhưng không thi hành. Hơn thế nữa ông nói tiếp ngay sau đó là đối với vấn đề an ninh trong khu vực chính sách quốc phòng của Mỹ là thiết lập khả năng của các đối tác trong khu vực để cho họ không những có thể bảo vệ an ninh lãnh thổ của chính họ mà cũng có thể “xuất khẩu an ninh sang các nước khác.”[9] Việc này có nghĩa là Mỹ hứa sẽ cố gắng giúp thiết lập và củng cố một hệ thống bảo vệ an ninh trong khu vực để đối phó với bất cứ ai đe dọa an ninh tại đây. Để chứng minh là Hoa Kỳ sẽ không từ bỏ trách nhiệm ông Gates lập đi lập lại nhiều lần là trong 60 năm trước đó Hoa Kỳ đã có sự hiện diện quân sự rất lớn trong khu vực. Sau diễn đàn an ninh Shangri-La Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ chuyên trách các vấn đề chính trị-quân sự Andrew Shapiro và Tư lệnh Bộ chỉ huy Quân đội Mỹ sang thăm Việt Nam và trong cùng ngày 7 tháng 6 họ có hai cuộc họp báo. Ông Willard nhắc lại quan điểm của Mỹ về mong muốn các bên thực hiện Tuyên bố Ứng tại Biển Đông (DOC) trong nỗ lực đạt được một bộ Quy tắc Ứng xử (COC) chặt chẽ hơn trong tương lai. Ông nói tiếp: “Vấn đề Biển Đông cần phải được xử lý tại một diễn đàn đa phương. ASEAN chính là diễn đàn để giải quyết vấn đề như vậy.” Về phần mình, ông Shapiro cũng nói sẽ mang chủ đề Biển Đông ra thảo luận với phía Việt Nam tại Đối thoại Chiến lược lần thứ ba về chính trị, an ninh và quốc phòng Việt-Mỹ diễn ra trong ngày 8 tháng 6.[10] 

            Với sự đồng tình, nếu không nói là khuyến khích, của Mỹ ngày 20 tháng 7 sau cuộc họp cấp ngoại trưởng lần thứ 43 tại Hà Nội, Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã ra bản tuyên bố chung trong đó vấn đề Biển Đông đã được các ngoại trưởng ASEAN đặc biệt chú ý và dành hẳn một phần riêng cho hồ sơ này trong thông cáo chung.[11] Điều 28  

…khẳng định lại tầm quan trọng của Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông (DOC) với tư cách một văn kiệnmang tính cột mốc giữa ASEAN và Trung Quốc, thể hiện cam kết chung nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và tin cậy lẫn nhau và bảo đảm giải quyết hòa bình các tranh chấp trong khu vực. Chúng tôi nhấn mạnh cần tăng cường các nỗ lực đảm bảo thực hiện hiệu quả Tuyên bố và trông đợi việc hoàn tất một Bộ Quy tắc Ứng xử Khu vực tại Biển Đông (COC).

Và Điều 29 ghi như sau:

Chúng tôi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và khuyến khích việc tất cả các bên liên quan tiếp tục kiềm chế và thúc đẩy các biện pháp xây dựng lòng tin trong khu vực này. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các bên tôn trọng tự do hàng hải và tự do hàng không bên trên Biển Đông như đã được qui định trong các nguyên tắc đã được thừa nhận của luật pháp quốc tế. Chúng tôi hoan nghênh cam kết của tất cả các bên liên quan muốn giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với tinh thần của DOC và các nguyên tắc đã được thừa nhận của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982).

Trước sự đe dọa và đòi hỏi phi lý của Trung Quốc có thể nói đây là một thắng lợi lớn về ngoại giao của ASEAN. Mỹ tuyên bố ủng hộ nghị quyết về Biển Đông trích ở trên, và ngày 23 tháng 7 Ngoại trưởng Hilary Clinton nói rằng Hoa Kỳ “có quyền lợi quốc gia” trong việc tự do lưu thông hàng hải và hàng không và hứa sẽ giúp điều phối các thương lượng giải quyết các vấn đề tranh chấp trong khuông khổ luật pháp quốc tế. Trước đó bà đã nói tại cuộc họp các ngoại trưởng nói trên là vấn đề tranh chấp trong khu vực biển chiến lượt này đã là một “ưu tiên ngoại giao hàng đầu” (“leading diplomatic priority”). Nhưng giờ đây nó đã trở thành vấn đề “an ninh mấu chốt cho khu vực” (“pivotal to regional security”).[12]

Phản ứng của Trung Quốc

Theo những nhà ngoại giao có mặt tại buổi họp Bộ trưởng Ngoại Giao Dương Khiết Trì đã tỏ ra rất bực tức vì cuộc thảo luận về Biển Đông tại cuộc họp và đã phản ứng rất mạnh và đầy xúc động rằng cuộc thảo luận đó là một cuộc vận động có kế hoạch trước (pre-planned mobilisation) để tấn công Trung Quốc. Về phần mình Trung Quốc đã vận động trong rất nhiều tháng để áp lực ASEAN cản trở Việt Nam trong việc “quốc tế hóa” vấn đề tranh chấp vì Trung Quốc chỉ muốn giải quyết tay đôi để có thể uy hiếp từng nước nhỏ một. Do đó Trung Quốc cho rằng việc can dự của Mỹ cho việc thương lượng đa phương là một thách đố lớn đối với Trung Quốc.[13] Và họ Dương cho rằng thương lượng đa phương chỉ làm có việc giải quyết các tranh chấp càng khó khăn thêm.[14]

Dường như để chứng minh trọng lượng của sự đe dọa trên có chỉ vài ngày sau trang nhất của tờ nhật báo Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), ngày 26/7, hải quân Trung Quốc đã tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn ở Biển Đông. Giám sát cuộc tập trận này có Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức. Ông Đức cho biết, PLA đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến và chuẩn bị "sẵn sàng cho các cuộc đụng độ quân sự lớn".  Theo trích dẫn của VietNamNet, “Tờ Văn hối báo của Hong Kong dẫn quan điểm của các chuyên gia quân sự Bắc Kinh rằng, cuộc diễn tập và phát biểu của ông Đức cho thấy, PLA có thể sẽ dùng biện pháp quân sự về vấn đề Biển Đông trong tương lai, đồng thời cũng để thể hiện sức mạnh quân sự nhằm hậu thuẫn cho các biện pháp ngoại giao.”[15] Trong cuộc phỏng vấn với Việt Hà của RFA giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện quốc phòng Úc, trường đại học New South Wales, chuyên gia châu Á cho biết thêm: “Đây là một cuộc tập trận chưa từng có về mức độ. Họ kết hợp hai hạm đội, họ có thêm yếu tố không quân…. Báo chí Trung quốc cho thấy những hình ảnh hỏa tiễn được bắn ra và người bình thường mà nhìn thì cũng thấy sợ. Rồi một số lượng tàu chiến cũng tham gia tập trận. Chúng ta tham gia một trò chơi tuyên truyền mà ở đó Trung quốc đang cố gắng gây một ấn tượng rằng khả năng quốc phòng của Trung quốc có thể đương đầu được với Hoa kỳ. Những cuộc tập trận lặp đi lặp lại liên tiếp đã khiến các nước Đông nam á phải chú ý đến giới hạn mà họ có trong việc chỉ trích cũng như chống lại Trung quốc.”[16]

Trước những đe dọa và thách thức như trên, nếu Mỹ không tăng cường sự hiện diện của mình để bảo vệ an ninh trong khu vực thì sẽ bị Trung Quốc tiếp tục cho Mỹ là “con hổ giấy.” Nhưng sau khi tuần dương mẫu hạm USS George Washington và chiến thuyền tiêm kích USS John McCain viếng thăm Việt Nam thì báo chí và các tướng lãnh Trung Quốc lập tức chỉa mũi dùi vào Việt Nam với những lời lẽ rất thô bạo.[17] Một tờ báo Việt Nam đã trả lời Trung Quốc với lời lẽ nghiêm túc như sau:[18] 

Chuyến thăm viếng tàu sân bay USS George Washington hôm Chủ nhật 8-8 của phái đoàn Chính phủ và quân đội Việt Nam cũng vậy; không phải là sự kiện mới mà từ năm ngoái phái đoàn này đã viếng thăm tàu sân bay USS John C. Stennis. Từ năm 2003 đến nay năm nào cũng có tàu chiến Mỹ ghé thăm các hải cảng Việt Nam, giống như tàu chiến của quân đội nhiều nước khác, kể cả Trung Quốc. Hơn thế nữa, các hoạt động nhân đạo và hợp tác của hải quân Mỹ với hải quân Việt Nam đang diễn ra đều nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 15 năm ngày bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

 

Vậy thì tại sao Trung Quốc lại lên án Việt Nam trước những hoạt động có tính “thông lệ” này? Theo giới phân tích, cái gai trong mắt người Trung Quốc không phải là Việt Nam mà là Mỹ và sự thay đổi trong chính sách của chính quyền Barack Obama đối với khu vực Đông Á và Đông Nam Á…

 

Giờ đây người Mỹ đã quay lại Đông Nam Á, thách thức trực tiếp những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông và đề xuất cơ chế giải quyết xung đột trên vùng biển này. Nếu là một cường quốc có trách nhiệm, muốn giải quyết những bất đồng về chủ quyền trên biển Đông một cách công bằng và hòa bình, Trung Quốc nên ủng hộ một sự tham vấn quốc tế như đề nghị của Mỹ thay vì khăng khăng coi biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của mình, không thương thảo và không nhân nhượng. Cũng nên lưu ý rằng, khi mới lên cầm quyền, tổng thống Mỹ Barack Obama đã chủ trương chính sách “giao kết” (engagement), muốn Trung Quốc thể hiện trách nhiệm cùng phương Tây giải quyết những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, cân bằng thương mại, chương trình vũ khí hạt nhân của Iran, Bắc Triều Tiên… nhưng gần hai năm qua kỳ vọng ấy đã không được phía Trung Quốc đáp ứng. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới xung đột Trung-Mỹ hiện nay không chỉ ở hồ sơ biển Đông mà trong nhiều lĩnh vực khác.

 

Lẽ ra phải nhìn thẳng vào sự thật và tìm cách giải quyết với Mỹ, Trung Quốc lại quy trách nhiệm cho các nước nhỏ như Việt Nam “lôi kéo Mỹ vào biển Đông để ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc”. Lối tư duy đó không phản ánh đúng bản chất của vấn đề.

 

Thực chất của vấn đề là Trung Quốc đã và đang còn dọa an ninh không chỉ ở “biển Đông mà trong nhiều lĩnh vực khác” và vì thế Việt Nam phải vận động các nước trong khu vực và trên thế giới bảo vệ an ninh chung ấy. Mỹ hứa sẽ giúp điều phối các hoạt động đa phương để đem lại an ninh chung, dưới biển cũng như trên đất liền. Nhưng, không ít thì nhiều, trách nhiệm là trách nhiệm chung của tất cả các nước trong khu vực.

 

 

Chú thích

[1] “China tells U. S. that South China Sea is ‘core interest” in new policy,” The Mainichi Daily News: http//mdn.mainichi.jp/mdnnews/business/news/20100704p2g00m0bu022000c.html. Bài này được tờ Vitinfo của Việt Nam thuật lại ngày 19 tháng 7 năm 2010 tại: http://vitinfo.com.vn/Print/LA78789/default.htm.

Đây là một trong những giọt nước tràn ly đối với Mỹ và các nước Đông Nam Á và cho họ biết là không thể im lặng đối với những yêu sách của Trung Quốc được dù không có cơ sở và vô lý đến đâu đi nữa. Số là ngày 7 tháng 5 năm 2009 phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc gởi ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc một công văn (số CML/17/2009) trong đó có đính kèm bản đồ mà Việt Nam gọi là đường lưỡi bò và tiếng Anh gọi là “đường chính đoạn đứt khúc” (nine-dotted-lines map) bao gồm gần 80% của tất cả Biển Đông (South China Sea) và nói rằng đây là vùng chủ quyền không thể tranh cãi được của Trung Quốc. Yêu sách này quá vô lý và không có căn cứ lịch sử hay luật pháp gì để Liên Hiệp Quốc xét đoán. Nhưng Trung Quốc coi như im lặng là đồng ý nên Trung Quốc dùng nó làm căn bản để đưa ra cảnh báo với Mỹ là vùng Biển Đông là vùng “quyền lợi cốt lõi” của Trung Quốc để bắt Mỹ và các nước khác nhượng bộ. Ngoài phản ứng của Mỹ nói trên, In-đô-nê-sia cũng đã gởi một bức công hàm số 480/POL-703/VII/10 ngày 8 tháng 7 năm 2010 đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon với đầy đủ chi tiết để đi đến kết luận rằng yêu sách “bản đồ chín đoạn đứt khúc” của Trung Quốc “rõ ràng là không có một nền tảng luật pháp quốc tế nào cả và có tác động tương đương với việc phá vỡ Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.” Nguyên văn công hàm này có thể tải về từ: www.inodnesiamission-ny.org; hay viết thư xin tại: ptri@indonesiamission-ny.org.

[2] Edward Wong, “China asserts role as a naval power,” The International Herald Tribune, ngày 23 tháng 4 năm 2010. Bài này có thể tải về từ: http://www.viet-studies.info/kinhte/china_as_a_naval_power.htm.

* Để so sánh xin nhắc lại việc Trung Quốc đã bao vây chiếc Impeccable của Mỹ khi nó đang trắc đặc 75 dặm cách đảo Hải Nam vì Trung Quốc cho nơi này thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.

[3] Robert Maginis, “China’s High Sea Aggression,” Human Events.com, http://www.humanevents.com/article.php?print=yes&id=37081.

[4] Michael Richardson, “Beijing projects power in South China Sea,” The Japan Times Online: http://search.japantimes.co.jp/print/eo20100509mr.html. Bài lược dịch của RFA ở tại đây: http://www.rfa.org/vietnamese/people_stories/China-show-power-at-Ocean-NThu-05102010160328.html.

[5] Phương Nga, “Báo Hồng Công: Đối sách của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông,” tại: http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-nuoc-ngoai/761-bao-hong-cong-i-sach-ca-trung-quc-trong-tranh-chp-ch-quyn-bin-ong-.

[6] John Pomfret, “In Chinese admiral's outburst, a lingering distrust of U.S,” The Washington Post, ngày 8 tháng 6 năm 2010: http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2010/06/07/AR2010060704762_pf.html.

[7] http://vitinfo.com.vn/Print/LA76874/default.htm

[9] Xem toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Gates tại: http://us.mg4.mail.yahoo.com/dc/blank.html?bn=397.8&.inl=us&.lang=en-US.

[10] BBC Vietnamese, “Mỹ ráo riết chuyện Biển Đông,” ngày 8 tháng 6: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/lg/vietnam/2010/06/100608_us_vietnam_biendong.shtml.

[11] Toàn bộ tuyên bố chung này ở đây: http://vovnews.vn/Utilities/PrintView.aspx?ID=149885.

[12] Greg Torode, “Clinton stand on a Chinese ‘core interest’ causes tension at forum,” South China Morning Post, ngày 24 tháng 7 năm 2010. Bài này có thể tải về từ: http://www.viet-studies.info/kinhte/clinton_and_chinese_core_interest.htm. Toàn bộ phát biểu của Ngoại trường Clinton đăng ở đây: http://www.state. gov/secretary /rm/2010/07/ 145095.htm

[13] 
Như trên. Và bài “Trung Quốc bực tức trước sự đả kích về vấn đề quần đảo Trường Sa” của VOA tại: http://surfert.nl/index.php5?q=aHR0cDovL3d3dzEudm9hbmV3cy5jb2…ZS9uZXdzL2NoaW5hLXZuLTA3LTIzLTIwMTAtOTkxMTAwMjQuaHRtbA%3D%3D#.

[16] “Mục đích cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc?” http://surfert.nl/index.php5?q=aHR0cDovL3d3dy5yZmEub3JnL3ZpZXR…uZHVjdGVkLW5hdmFsLWV4ZXJjaXNlLVZIYS0wNzMwMjAxMDEzMDY0My5odG1s.

[17] “PLA hawks accuse US of provocation over military drills”, South China Morning Post

August 14, 2010. Bài này có thể tải về từ: http://viet-studies.info/kinhte/pla_hawks_accuse_us_of_provocati.htm. “U.S. show of force in Asian waters a threat to China”: http://english.sina.com/china/2010/0814/333946.html.

[18] Ai làm dậy sóng biển Đông?” Saigon Times Online: http://www.thesaigontimes.vn/ArticlePrint.aspx?ID=39002.

 

 

© Thời Đại Mới

 

Trở về trang chủ Thời Đại Mới

 

17-8-10