thời đại
   TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN

số 6 - 2002

Download Acrobat Reader   N.B. Tất cả mọi bài đều trong dạng pdf, xin download Acrobat Reader (miễn phí) trên mạng để đọc. 

Cao Huy Thuần
Can Thiệp Về Nhân Quyền

Droits de l'homme: ingérence et souveraineté, 1-19.

Tác giả bác bỏ quan điểm của trường phái mới ở Pháp muốn đối kháng hai nguyên tắc chủ quyền quốc gia và tôn trọng nhân quyền với hậu ý thu hẹp nguyên tắc thứ nhất để bành trướng trong luật quốc tế một quyền mới gọi là quyền can thiệp nhân đạo. Công nhận rằng nhân quyền là cần thiết và càng ngày càng chiếm vị thế quan trọng trong luật quốc tế, tác giả chủ trương rằng đường lối hay nhất để triệt tiêu khuynh hướng và chủ thuyết can thiệp là tự mình xây dựng dân chủ, xây dựng một cách đích thực chứ không phải dưới áp lực từ bên ngoài.

Les partisans de l'ingérence humanitaire cherchent à étendre leur théorie au domaine politique: ils plaident pour un droit d'intervention  en cas de violation de droits de l'homme. L'auteur prend position sur trois points: il réfute d'abord la thèse de l'ingérence humanitaire; il réaffirme ensuite la place centrale du principe de la souveraineté dans les relations internationales; il soutient enfin, en ce qui concerne le Viet Nam, que rien ne s'oppose à un établissement progressif et authentique de la démocratie mais que cette œuvre est l'affaire des seuls Vietnamiens, conscients de sa nécessité et inspirés des enseignements des hommes d'Etat les plus illustres de leur histoire. 

Trần Quốc Hùng
Khu vực hoá và toàn cầu hoá tại Châu Á Thái Bình Dưong

Regionalization and Globalization in Asia-Pacific, pp. 20-39.

Bài viết phân tích và đánh giá vai trò tích cực của các Hiệp Ðịnh Tự Do Thương Mại Khu Vực trong bối cảnh cơ chế tự do thương mại đa phương GATT/WTO ; của AFTA trong bối cảnh thương mại thế giới ; của TQ sau khi gia nhập WTO ; và đề nghị một số vấn đề chính sách cho các nước ASEAN, nhất là cho Việt Nam.

The paper evaluates the roles and contributions of the Regional Trade Agreements in the context of the GATT/WTO multilateral trade regime; of AFTA in the context of evolving international trade relations; of China after its entrance to the WTO; and highlights several policy issues for the ASEAN countries, especially Vietnam.

Hoàng Ngọc Liêm
Vài nhận xét lý luận phi chính thống về các cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản tân tự do

Quelques aperçus théoriques hétérodoxes sur les crises du capitalisme néo-libéral, pp. 40-48.

Trong bài này, tác giả trình bày sơ đồ khái quát của các thuyết tân tự do và mô tả ba hình thái khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản tân tự do: khủng hoảng châu Á, khủng hoảng châu Mỹ La tinh, tính bất ổn định của sự tăng trưởng châu Âu. Theo tác giả, những cuộc khủng hoảng này là do trọng lượng của thị trường tài chính cực kỳ bất ổn định khi đã được toàn cầu hoá, và do sự phân chia tiền lương – lợi nhuận hướng về lợi nhuận tài chính. Tác giả đề nghị một sự phối hợp các chính sách hổ trợ tăng trưởng trên phạm vi quốc tế, xét đến những chuẩn mực khác để điều tiết thị trường tài chính, và xem lại mô hình “corporate governance” đang được áp dụng trong quản lý xí nghiệp.

Dans ce papier, l’auteur donne un schéma général des théories néo-libérales et décrit les trois variantes de la crise du capitalisme néo-libéral: crise asiatique, crise latino-américaine, instabilité de la croissance européenne. Selon lui, les crises sont dues au poids des marchés financiers qui sont extrêmement instables à cause de la mondialisation et un partage salaires-profits orienté vers les profits financiers. Selon lui, seront nécessaires une coordination internationale des politiques de soutien à la croissance, une réflexion sur d’autres critères de régulation des marchés financiers, et surtout une remise en cause de la théorie “corporate governance” actuellement utilisée pour la gestion des entreprises.

Hà Dương Tuấn
Toàn cầu hoá công nghệ thông tin và xuất khẩu phần mềm

La mondialisation des technologies de l'information et le problème de l'exportation pour le Viet Nam, pp. 49-88.

Hiện tượng toàn cầu hoá nền kinh tế nói chung và công nghệ thông tin nói riêng là hiển nhiên không cần xác định lại. Vấn đề cụ thể của các nước đang phát triển đối với CNTT là làm sao hội nhập được vào trào lưu toàn cầu hoá này với một tư thế tương đối vững vàng, ngõ hầu dùng CNTT để phụ giúp phát triển kinh tế và lâu dài bảo vệ văn hoá. Ðể góp phần vào những suy nghĩ chiến lược nói trên, cụ thể hơn là để phục vụ việc định hướng các chuẩn bị về con người, đầu tư hạ tầng cơ sở và nghiên cứu thị trường, không thể không tìm hiểu nền công nghiệp thông tin thế giới, về chất lượng và số lượng.

Những đặc tính của CNTT, một công nghệ mũi nhọn, được sử dụng ở khắp nơi, gồm nhiều tầng lớp và biến chuyển rất nhanh, và sự phân công toàn cầu rõ rệt của nó, cũng như việc nó còn phát triển và trải rộng rất mạnh nữa trong tương lai, cho phép nghĩ rằng một nước đang phát triển có thể tìm chỗ đứng đặc thù của mình, như việc mà một số nước châu Á, kể cả Ấn Ðộ, đã thành công. Nhưng những đặc tính ấy cũng bắt buộc thường trực theo sát sự biến chuyển của CNTT, cụ thể bằng cách tham dự tích cực vào những nghiên cứu, phát triển và sản xuất có tính liên ngành và liên quốc gia, cũng như vào những công việc chuẩn hoá ở mức quốc tế.

Việt Nam đã đi sau một bước, trên thị trường thế giới còn chỗ nào cho ta hay không ? Một vài hiện tượng sản xuất thừa (tạm thời) về thiết bị và những bằng chứng khá rõ rệt về khan hiếm chuyên gia phần mềm trên thế giới cho thấy, về đại cuộc, và để phụ giúp cho sự nghiệp ưu tiên hơn là tin học hoá nền kinh tế đất nước, xuất khẩu phần mềm và dịch vụ tin học là một chính sách có thể có triển vọng cho Việt Nam. Tuy nhiên cần rút kinh nghiệm các nước đi trước, đặc biệt là Ấn Ðộ để thấy những điều kiện cần thiết cho chính sách ấy.

Cuối cùng bài này hy vọng đặt một vấn đề giản dị : phải chăng cần có sự phát triển hài hoà về mọi khía cạnh : thiết bị, hệ mềm, viễn thông và những ứng dụng trong nước ; vì bỏ quên các khía cạnh khác của tổng thể CNTT rất có thể có hại cho bản thân việc phát triển công nghiệp phần mềm và xuất khẩu phần mềm.

En ce qui concerne l'essor de l'industrie des technologies de l'information, le problème des pays en développement tels que le Viet Nam est de s'intégrer de façon durable et stable dans le contexte de la mondialisation. Le but de la stratégie d'intégration devrait être l'utilisation de ces technologies comme soutien au développement économique dans sa totalité. A long terme c'est la préservation même de l'identité culturelle du pays qui est en jeu. Nous en sommes seulement à déterminer les orientations nécessaires pour la formation des hommes, l'édification des infrastructures, et l'établissement du marché.

Cet article contribue à ces recherches d'orientation, en premier lieu par une présentation globale de cette industrie mondiale. Les technologies de l'information constituent une industrie de pointe, donc a priori difficile d'accès. Cependant sa particularité est d'être organisée en couches successives: électronique, matérielle, logicielle, services et applications, dont les frontières sont relativement bien identifiées selon des normes admises. Cela a permis à la fois une évolution rapide et une division mondiale bien connue du travail. Cela offre aussi des opportunités pour un pays moins développé de jouer un rôle acteur dans la chaîne économique, donc d'exporter et pas seulement importer, et par là confirmer sa place de façon stable et durable.

Ce processus a été réussi par plusieurs pays de l'Asie du Pacifique dans le passé, dans le domaine du matériel, et à présent par l'Inde dans le domaine du logiciel. Dans l'optique du développement même de son industrie du logiciel et de ses applications locales pour soutenir le développement économique du pays, exporter du "logiciel" (non encore en tant que produit fini mais sous forme de sous-traitance) est un processus d'apprentissage avantageux. Cet article étudie donc, en second lieu, l'expérience récente de l'Inde pour y découvrir les conditions préalables nécessaires.

Il conclut par une plaidoirie pour un développement harmonieux de tous les maillons des technologies de l'information, mettant l'effort sur le logiciel tout en n'oubliant pas les autres domaines, en particulier les applications locales. Ces dernières constitueront un soutien indispensable au développement même de l'exportation de logiciel.

Phan Ðình Diệu
Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

Systemic thinking and innovation in thinking, pp. 89-118.

Thế kỷ 20 vừa đi qua, và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội,...; và thông qua nhiều tiến bộ công nghệ, những thành tựu đó đang ngày càng in đậm dấu ấn của mình lên mọi mặt cuộc sống. Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta. Trong giai đoạn chuyển đổi với nhiều biến động dồn dập hiện nay, tư duy mới, hay ít nhất những định hướng cho tư duy mới, đã được xác định là cần thiết, lại càng trở nên cần thiết hơn trong thực tiễn... 

 During the 20th century, which now belongs to history, humanity has achieved great scientific successes which drastically changed our traditional knowledge of fundamental subjects ; such as space and time, matter and universe, life and mankind, and subsequently economics and society... Through numerous technological advances, those scientific achievements are leaving ever deeper marks on every aspect of human life. The new knowledge gained in various areas has slowly shaped a new way of thinking, a new outlook on nature as well as on human society. In the present transitional period, so full of turmols and upheavals, the necessity of innovation in our thinking, or at least, of some benchmarks for a shift towards it, has been acknowledged . And it seems all the more so, considering some practical issues...

Nguyễn Tùng
Ngôn ngữ, chữ viết và văn học ở Việt Nam

Language, Writing and Literature in Vietnam, pp. 119-132.

Từ thế kỷ XIII cho đến đầu thế kỷ XX, văn học Hán-Việt phát triển song song với văn học nôm. Do có những chức năng tư tưởng và chính trị vô cùng quan trọng, văn học Hán-Việt chiếm vị trí chính thức trong khi văn học nôm, hầu như gồm toàn thi ca, chỉ đóng vai trò giải trí. Theo tác giả tình trạng nghịch lý đó phát xuất từ ưu thế tuyệt đối mà chữ và tiếng Hán vẫn tiếp tục chiếm lĩnh cả ngàn năm sau khi Việt Nam thu hồi được độc lập, vì chúng gắn liền với những định chế quan trọng nhất của xã hội Việt Nam như hệ tư tưởng, giáo dục, hệ thống quan lại và thực tiễn hành chính. Sau khi chính quyền thuộc địa Pháp thay chữ Hán bằng chữ quốc ngữ, một nền văn học mới mở rộ, trong đó văn xuôi ngày càng đóng vai trò quan trọng, do tác động của các biến đổi sâu sắc về xã hội, kinh tế và văn hoá.

From the 13th to the beginning of the 20th century, Sino-vietnamese literature coexisted alongside Nôm literature. Due to its eminently ideological and political functions, Sino-vietnamese literature established itself as the standard form of written expression whereas Nôm literature, composed entirely in verse, was relegated to the role of entertainment. The author explains this paradoxal situation by the preponderant influence that Chinese language and writing continued to exert on Vietnamese culture a thousand years after its independence, as they were tied to the most important institutions of Vietnamese society, affecting ideology, education, mandarinate, and administrative practices. With the use of romanized writing imposed by the French colonial administration, a new literature based increasingly on prose emerged and rapidly blossomed in the wake of profound social, economical and cultural transformations.

Alexandre Lê
Bài t Ngọc Lang quy của Khuông Việt Ðại Sư (933-1011) và vấn đề văn bản học

Le từ Ngọc Lang quy  de Khuông Việt Ðại sư  et la question textologique, pp. 131-159.

Trong bài viết này, tác giả đã cố gắng tái lập văn bản của bài từ  Ngọc Lang quy. Ðược Khuông Việt Ðại sư biên soạn vào năm 987 để tiễn sứ thần nhà Tống về nước, bài từ đã trải qua nhiều lần sửa đổi suốt một ngàn năm lịch sử để thích nghi với những điều kiện của thời đại. Sau khi giới thiệu sơ lược về thể loại từ ở Trung Quốc và ở Việt Nam, tác giả đối chiếu và so sánh bốn dị bản lấy từ những thư tịch cổ điển như: Thiền uyển tập anh (thời Trần), Ðại Việt sử ký toàn thư  (chính sử của triều Lê), Việt sử tiêu án của Ngô Thời Sĩ và Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú. Trong phần phân tích, tác giả đã sử dụng những yếu tố văn học, từ vựng và lịch sử để đưa ra sự chọn lựa riêng.

Ngoài nhu cầu văn bản học (đề nghị một bản Ngọc Lang quy tái lập), bài viết này cũng cho ta thấy những thao tác thầm lặng của những nhà nho biên soạn chính sử. Khi quy quá khứ về những điều kiện của hiện tại, việc sửa chữa văn bản cổ, được giải thích bởi trách nhiệm chính trị và đôi khi bởi sự yếu kém của nguồn thư tịch, đã dẫn đến hậu quả xóa nhòa các mốc thời gian và nội dung của văn bản.

Dans cet article, l'auteur tente une reconstitution textologique d'un từ (ci, genre lyrique sous une forme poétique) de Khuông Việt Ðại sư, bonze et grand dignitaire vietnamien du Xe siècle. Le Ngọc Lang quy, composé lors de la visite officielle d'un émissaire chinois en 987, a connu en mille ans plusieurs remaniements afin de s'adapter aux exigences de l'actualité. Après une courte introduction sur le từ en Chine et au Vietnam, l'auteur confronte les quatre textes en question, tirés des références devenues classiques: Thiền uyển tập anh [Recueil de la quintescence du Jardin Thiền] des Trần, Ðại Việt sử ký toàn thư  [Livre complet des mémoires historiques du Grand Viêt] de la dynastie des Lê, Việt sử tiêu án [Examen critique de l'histoire Viêt] de Ngô Thời Sĩ et Lịch triều hiến chương loại chí [Réglements par matières des dynasties successives] de Phan Huy Chú, en faisant entrer dans son analyse entre autres les éléments lexical et historique. Au-delà d'une nécessité textologique actuelle (proposition d'un texte reconstitué), cette étude permet de mettre en lumière les manipulations discrètes auxquelles se livraient les lettrés annalistes chargés de rédiger l'histoire dynastique. En ramenant le passé aux conditions du présent et de l'actualité, cette pratique justifiée par le devoir politique et parfois la fragilité des sources a pour effet d'obscurcir aux yeux des contemporains les repères temporels du texte.

THỜI ĐAI SỐ 7
THỜI ĐẠI SỐ 8
Trang Chủ Thời Đai

TOÀ SOẠN

Lê Thành Khôi
Lê Văn Cường
Trần Hữu Dũng
Trần Hải Hạc
Ngô Vĩnh Long
Vĩnh Sính
  Tôn Thất Nguyễn Thiêm
Trần Văn Thọ
Ðào Văn Thụy
Nguyễn Tùng